Sinh học và sinh thái Chi Mắm

Tùy loài, cây mắm có thể đạt đường kính gốc và chiều cao khác nhau, có loài đạt đường kính gốc 60 cm và chiều cao 30 m. Cây mắm trước đây dùng làm ghe, thuyền, cất nhà và làm củi. Ngày nay mắm cũng cung cấp nguyên phẩm cho việc biến chế dược liệu và cung cấp sắc tố cho công nghiệp thuộc da.[cần dẫn nguồn]

Đặc điểm của cây mắm là có rễ đất và rễ phổi. Rễ phổi (cặc mắm) có nhiệm vụ hấp thụ dưỡng khí, là biện pháp sinh tồn khi nền đất ngập mặn. Rễ phổi cũng là "kiến trúc" của thiên nhiên thích ứng để bảo vệ đất bồi.[cần dẫn nguồn]

Vì thiếu cây giống để trồng bảo vệ ven biển và đất bồi, một số nước đã có lệnh cấm xuất khẩu gỗ và cây con các loại cây mắm, đước và vẹt.[cần dẫn nguồn] Nguồn lợi chính của mắm không nằm trong việc khai thác gỗ mà nằm ở lợi ích trong việc bảo vệ đất bồi và gây môi trường sống cho sinh vật ven biển. Diện tích đất bồi (riêng Cà Mau vài km²/năm) sẽ giảm đi nếu thiếu mắm để bảo vệ.

Hoa

Mắm ở Việt Nam có hoa 4 cánh, lớn 8–10 mm, màu vàng tới vàng cam.

Quả

Trái mắm có độ lớn tùy loại từ 1,5 cm đến 3,5 cm, một số trái có hình tương tự như trái hạnh nhân, một số có trái hình trái tim hay hình trái xoài. Trái một hột, mọc mầm trước khi rụng (vivipare, cây sinh con) cũng như một số loại cây khác trong rừng ngập mặn.